Tư vấn
Ngày Đăng 03/03/2019
Nếu gieo sạ không né rầy được, dùng nước che chắn lúa ở giai đoạn đầu. Sau khi sạ cấy, cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút và đẻ ở thân, bẹ lúa.
- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện rầy nâu kịp thời (vạch gốc lúa để xem), nếu phát hiện trễ, việc phòng trị sẽ kém hiệu quả.
- Bón phân cân đối giữa đạm - lân - kali, phân trung lượng và phân vi lượng.
- Phòng trừ rầy nâu bằng thuốc vi sinh hiệu quả kéo dài, bảo vệ tốt nguồn thiên địch trên đồng ruộng, không ô nhiễm môi trường. Sử dụng các loại thuốc vi sinh như: Omega, nấm xanh, thuốc Trắng xanh.
- Phòng trừ bằng thuốc hóa học khi lúa ở giai đoạn từ đẻ nhánh đến làm đòng. Nếu phát hiện rầy nâu tuổi nhỏ với mật độ trên 3 con/tép lúa thì phun thuốc Applaud 10WP, Butyl 10WP, Mapjudo 25WP, Apromip 25WP. Rầy tuổi lớn thì sử dụng thuốc Bassa 50EC, Hopsan, Chess 50WG, Bassan 50EC, Hoppecin 50ND.
Lúa ở giai đoạn từ trổ đến chín sáp thì phun phòng trừ bằng các loại thuốc Bassa 50EC, Chess 50WG, Hopsan, Bassan 50EC, Hoppecin 50ND.
Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc và tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”. Phải phun thuốc xuống gốc lúa nơi rầy thường trú ẩn, phun thuốc khi rầy ở tuổi nhỏ (rầy cám). Sau khi phun thuốc 3 - 4 ngày thì kiểm tra lại, nếu thấy mật độ rầy còn cao thì phun thuốc lần 2. Nên sử dụng luân phiên các loại thuốc để tăng hiệu quả diệt rầy.
© 2018 tienthinh.com.vn - phanbontienthinh.com. All Rights Reserved. Thiết kế website OSG.VN